26 thg 11, 2013

5 bí quyết sử dụng Storytelling Marketing tạo thành công thương hiệu

Storytelling marketing đã không còn là một khái niệm mới mẻ nữa, tuy nhiên với sự bùng nổ của phương tiện truyền thông xã hội và content marketing, thì cơ hội cho việc kể một câu chuyện thương hiệu là một phần trong kế hoạch truyền thông trực tiếp hoặc gián tiếp không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp.


Sử dụng storytelling marketing tạo thành công cho thương hiệu 

Các marketer đã kể rất nhiều các câu chuyện thương hiệu trong nhiều năm qua, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, nhưng để viết được một câu chuyện thương hiệu hiệu quả trở thành một phần nội dung online thì đó là cả một nghệ thuật, một thử thách và chỉ có những người được huấn luyện kỹ càng mới có thể làm được. Đó là bởi vì các brand storyteller (tôi tạm dịch là người kể chuyện thương hiệu) phải hiểu rất rõ những yếu tố tối cao quan trọng trong câu chuyện mà mình viết ra, đó chính là những kỹ năng mà chỉ vài Marketer được đào tạo có được.

Hiện nay các công ty marketing hàng đầu đều có những bộ phận mới như là kiến trúc sư dữ liệu (data architect) và giám đốc nội dung sáng tạo thương hiệu.Trong khi những loại hình cũ thì thường tập trung vào một bộ phận lớn các thông tin cần truyền tải, thì những mô hình sau lại chú trọng hơn đến việc gia tăng cảm xúc của khách hàng đến thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và hiệu quả content marketing cũng như đưa những câu chuyện này vào đời thực trải nghiệm cùng thương hiệu và các sáng kiến tiếp thị mới.

Và sau đây là 5 bí quyết mà mỗi brand storyteller phải hiểu và sử dụng để quyến rũ, tiếp cận, và kết nối đầy cảm xúc với khách hàng. Những bí quyết này bao gồm một hỗn hợp các nguyên tắc cơ bản về viết lách và tưởng tượng về thương hiệu. Kết hợp với nhau, chúng sẽ giúp bạn tạo ra một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn cho chiến lược content marketing của bạn và tích hợp với các nỗ lực tiếp thị. 

1. Hãy thành thật. 

Kể chuyện thương hiệu cũng cần phải thành thật 

Thành thật và minh bạch là 2 điều quan trọng trong một câu chuyện thương hiệu. Đúng là bạn đang tạo ra một "câu chuyện", tuy nhiên nó phải gắn liền với thực tế của thương hiệu, sả phẩm và ngành công nghiệp. Nói cách khác, một câu chuyện thương hiệu cần phải được tạo nên từ 3 bước chính trong xây dựng thương hiệu. Đó là: Sự nhất quán, kiên trì, và nhẫn nại. Nếu câu chuyện của bạn không có sự nhất quán, nó sẽ làm cho khách hàng khó hiểu và họ sẽ dần dần quay lưng với thương hiệu và tìm những thương hiệu đem lại ấn tượng tốt hơn cho họ với mỗi lần tiếp xúc. Hãy sáng tạo nhưng đừng đi quá xa những gì mà thương hiệu đã hứa. Khó hiểu là kẻ thù số một giết chết thương hiệu của bạn. 



2. Truyền tải được tính cách thương hiệu vào câu chuyện. 

Câu chuyện thương hiệu không được coi là tài liệu tiếp thị. Nó không phải là quảng cáo, và nó cũng chẳng phải là một cách chào hàng. Một câu chuyện thương hiệu nên được kể với tính cách thương hiệu kết hợp với tính cách người viết. Một câu chuyện nhạt nhẽo sẽ không giữ được chân các người đọc, nhưng một câu chuyện đầy tính cách thì lại khác. 

3. Hãy tạo ra những nhân vật đại diện cho khán giả 

Điều mà một câu chuyện thương hiệu cần là bạn phải sáng tạo ra nhân vật được khán giả của bạn thích thú và cổ vũ. Điều đó không phải là bạn cần phải tạo ra một nhân vật hư cấu hay một linh vật đại diện thương hiệu để kể chuyện. 

Lấy một ví dụ: tạo ra một tính cách độc đáo cho người mua và kể lại câu chuyện theo cách nhìn của họ. Kể lại câu chuyện với cách nhìn của một nhân viên theo góc nhìn thứ 3. Điều quan trọng nhất đó là chúng ta cần phải tạo ra một nhân vật làm cho khách hàng của chúng ta cảm thấy được kết nối cảm xúc với những nhân vật này đến mức khách hàng muốn theo dõi chúng thường xuyên. 

4. Bao gồm mở đầu,thân bài, và kết bài 

Những câu chuyện viễn tưởng thường thường đi theo một cấu trúc bao gồm phần mở đầu, phần thân và phần cuối. Câu chuyện thương hiệu của bạn cũng nên theo cấu trúc này. Ở phần mở đầu, bạn cần một cảnh mở màn mạnh mẽ và triển khai những thiết lập cho các nhân vật. Phần giữa thường bao gồm các rắc rối của nhân vật chính và trình bày những xung đột cản đường nhân vật trước khi tìm ra giải pháp ở phần cuối. Đây là câu chuyện về nhân vật chính của bạn, và bạn cần phải mang theo các khán giả đi cùng. Nếu họ thích những chuyện xảy ra, họ sẽ ở lại lâu, nói cho những người khác biết, và bắt đầu quay lại nhiều lần hơn. 

5. Đừng để nó bị lãng quên 

Hãy chắc chắn rằng câu chuyện của bạn được kể một cách tiếp nối và không bị ngắt quãng. Hãy làm cho khách hàng mong muốn hơn, và họ sẽ quay lại một lần nữa, một lần nữa, một lần nữa ..... Hãy cân nhắc và sử dụng " Watch this Space" được đăng lên trên website hay trang Facebook hay có thể thử phát hành các teaser thông qua Facebook Email hoặc Printerest. Chiến thuật này cung cấp một cơ hội hoàn hảo cho cả việc tiếp thị Offline và tiếp thị trên thiết bị di động với các sáng kiến trong việc kể chuyện của bạn. 

Với tất cả nỗ lực xây dựng thương hiệu, mục tiêu của bạn là cần phải phủ sóng các trải nghiệm (cũng như câu chuyện) thương hiệu xung quanh người tiêu dùng để họ có thể tự lựa chọn cách thức nào để tương tác với thương hiệu. Hãy cho họ nhiều cách để tận hưởng câu chuyện thương hiệu, và bạn sẽ thấy mình tiến gần hơn đến mục tiêu marketing thương hiệu của bạn.

0 nhận xét: